Hiển thị các bài đăng có nhãn chè vằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chè vằng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Chè vằng là một cây thuốc quý cho sản phụ


Chè vằng có tên khoa học là Jasminum suptriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae. Chè Vằng là thuốc bổ đắng dùng rất tốt cho phụ nữ đẻ, chè vằng có thể trị nhiễm khuẩn sau khi sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương.
che vang thuc uong loi sua cho phu nu moi sinh 1 Chè Vằng   cây thuốc quý cho sản phụ

Cây thuốc được đức mẹ ban tặng

Trong sách Linh Địa La Vang (1970, trang 35-36) viết: “Theo những lời truyền miệng của các tiền nhân, thì cách đây gần 200 năm, một biến cố hãi hùng do cuộc cấm đạo hoặc do chiến tranh gây nên đã khiến một nhóm người Công Giáo ở gần đồn Dinh Cát (nay tỉnh Quảng Trị) đã chạy vào cánh rừng có nhiều cây Vằng lánh nạn. Trong cơn đói khát và bệnh tật bỗng nhiên họ thấy một bà đẹp đẽ mặc áo choàng hiện ra gần một cây Đa đại thụ, mà họ nhận biết ngay là Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ ngỏ lời an ủi họ và dạy bẻ lá quanh đó nấu uống sẽ được lành bệnh. Lạ thay, một khi nghe theo thì bệnh nhân đều bình phục, và già trẻ không còn thấy mệt mỏi”. Từ chữ Lá Vằng đọc trại đi thành La Vang và trở thành Thánh địa. Hiện trong lễ hội rước kiệu tại La Vang, lá chè Vằng vẫn được hái lá phơi khô bán cho sản phụ uống như một vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, gia tăng máu huyết, làm co rút tử cung của sản phụ nhanh mà không đau bụng, làm sản phụ nhiều sữa, gương mặt tươi tắn hồng hào.
Thực ra thì cây Chè vằng không chỉ được sử dụng ở Quảng trị, mà đã được nhiều dân tộc sử dụng từ lâu đời như một thứ nước uống hàng ngày nhằm tăng sức lực, chống bệnh tật… đây là một cây thuốc đặc biệt và là tri thức độc đáo của nhân dân ta.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu. Theo nhân dân, có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.
Tác dụng: Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè Vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương và không độc. Bộ phận dùng làm thuốc là cành, lá tươi hoặc khô. Tác dụng đặc biệt của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh cũng được kiểm nghiệm. Là thuốc bổ đắng dùng rất tốt cho phụ nữ đẻ, chè Vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương.
Kinh nghiệm dân gian Việt Nam thường dùng lá chè Vằng đun lấy nước uống hay pha như pha trà để chữa sưng vú, mụn nhọt; còn dùng chữa rắn rết hay côn trùng cắn; rễ cây vằng mài với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hàng ngày khoảng 20-30g lá khô sắc uống, nếu dùng ngoài không kể liều lượng.
Bệnh viện Thái Bình dùng lá chè Vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50 độ rồi đắp vào nơi áp xe ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng hay nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn, trung bình 1,5 đến 2 ngày. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chè Vằng được sử dụng dưới dạng đồ uống có tác dụng giải nhiệt, giải khát, bổ gan, lợi mật, kích thích tiêu hoá, tăng cường tuần hoàn máu, giảm béo, lợi sữa rõ rệt. Nước chè Vằng uống ban đầu có vị hơi đắng, sau thấm ngọt, tính mát và lành. Điều đặc biệt là dùng được cho cả nam giới. Dùng chè Vằng đều đặn thấy bụng nhỏ, mỡ máu hạ, người ấm, huyết áp ổn định và ăn ngủ rất tốt.
Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà nội cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về chè Vằng như đề tài: Tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng mọc ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng trong trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó…Các sản phụ khi dùng chè Vằng rất lợi sữa, người chóng khỏe, các cơ bụng, cơ tử cung co lên nhanh chóng, ăn ngon miệng. Các GS.TS trường Dược cũng đã bào chế thử cao chè Vằng, thuốc từ chè Vằng cho kết quả rất tốt.

Phân biệt chè vằng và lá ngón

Chè vằng dễ nhầm lẫn với lá ngón (Gelsemium elegans Benth.), một loại cây rất độc (thuốc độc bảng A), không chỉ vì cây chè vằng đôi khi còn được gọi là cây lá ngón, mà còn vì hình dạng bên ngoài, thân, cành chè vằng tương đối giống với thân cành lá ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ hết lá. Cây chè vằng có thể phân biệt với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (từ 2 đến 3 lần) màu vàng. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc trong khi quả cây lá ngón hình trụ (khoảng 0,5x1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.

Đã có nhiều cái chết thương tâm vì nhầm lẫn này. Điển hình năm 1993 đã có hơn bảy người chết vì buôn bán lá chè Vằng. Vì vậy mặc dù chè Vằng là một cây thuốc rất quý, nhất là cho phụ nữ sau khi đẻ nhưng nhất thiết phải cẩn thận khi mua dùng, nên mua của những thầy lang uy tín, người thân thiết đã dùng chè Vằng lâu năm…Tốt nhất nên mua sản phẩm từ cao chè Vằng do các GS.TS dược học bào chế và được nhà nước cấp phép. Hiện trên thị trường có sản phẩm DƯỠNG MẪU KHANG có thành phần là cao chè Vằng sẻ (loại Vằng tốt nhất được các GS.TS đại học dược trồng theo tiêu chuẩn sạch) và Tam thất (còn gọi là Kim bất hoán) được các bác sỹ sản phụ đánh giá cao về tác dụng. Việc phối hợp 2 dược liệu kinh điển dùng cho phụ nữ sinh đẻ này đã đem lại tác dụng rõ rệt cho sản phẩm Dưỡng mẫu khang. Hy vọng cây thuốc đặc sắc của Việt Nam này sẽ sớm có mặt ở nhiều nước, đem lại niềm vui cho các bà mẹ trên toàn thế giới. Có thể lắm chứ!
GS.TS Nguyễn Duy Thuần
Tuệ Linh

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Mẹ tràn trề sữa nhờ chè vằng


Mẹ uống chè vằng thì không cần tẩm bổ nhiều mà vẫn đầy căng sữa cho con.
Hãy đến với chuyên mục Bà bầu của Eva để tìm hiểu những bí quyết sinh con theo ý muốn, cách ăn uống tốt nhất cho thai phụ, thời trang bà bầu quyến rũ hay 'chuyện ấy' an toàn cho mọi bà bầu.
Em sinh nhóc Phính cũng được hơn 15 tháng rồi. Trước khi sinh, em có tìm hiểu thì biết rằng khi bé mới sinh, hệ thống miễn dịch còn yếu nên khả năng chống đỡ các tác nhân gây bệnh kém, vì vậy việc bú sữa mẹ sẽ giúp con tránh được bệnh tật nhờ kháng thể trong sữa.
Em cũng lo lắng không biết làm thế nào để sữa “về” nhiều và đặc vì em bị viêm tuyến vú gây tắc sữa. Hồi mới sinh nhóc Phính, em chỉ mong được một lần cho con bú đầy đủ no căng là em cảm thấy hạnh phúc lắm rồi!
Một tuần sau sinh, chị cùng công ty đến thăm hai mẹ con đã mách một cách giúp lợi sữa mà lại không bị tăng cân đó là uống nước chè vằng. Chồng em nghe thấy vậy, mừng quýnh, vội vàng đi tìm mua bằng được lá chè vằng khô về đun hãm lấy nước cho vợ uống. Chè vằng có mùi thơm nhưng vị hơi đắng và chát, nhấm nháp lần đầu cảm giác khó uống, nhưng sau vài lần thấy thấm ngọt, giờ em đâm ra nghiện cái nước chan chát, đăng đắng đó.
Mẹ tràn trề sữa nhờ chè vằng - 1
Em đã từng có thời gian phát khóc vì không thể có sữa cho con vậy mà nhờ uống chè vằng 3 ngày liền sữa đã về tràn trề. (ảnh minh họa)
Em uống chè vằng cả ngày, như thay nước luôn. Thế là lúc nào hai bầu ngực cũng căng lên, nhóc Phính tha hồ bú mẹ. Các mẹ cứ thử uống chè vằng là đầy sữa ngay, chả phải tẩm bổ gì nhiều đâu, lại còn giảm béo nữa. Em đã từng có thời gian phát khóc vì không thể có sữa cho con vậy mà nhờ uống chè vằng 3 ngày liền sữa đã về tràn trề. Hiện tại bây giờ em vẫn giữ thói quen uống chè vằng hằng ngày vì nó còn giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon, giảm cân đều đặn.
* Cách sử dụng
- Các mẹ mua chè vằng khô về, mỗi lần nấu lấy khoảng 2 nắm chè rửa sạch sau đó cho chè vằng vào nồi. Nếu chị nào mua lá chè vằng tươi thì rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để đun lấy nước uống.
- Đổ nước sôi vào quấy đều và đun lại cho sôi khoảng 15 phút cho chè tiết hết chất trong cành lá ra.
- Đun nhỏ lửa, nếu không chè vằng sẽ trào ra ngoài.
- Thành quả là nước đặc có màu vàng sậm.

Mẹ tràn trề sữa nhờ chè vằng - 2
Uống chè vằng càng đặc thì sữa tiết càng nhiều. (ảnh minh họa)
- Uống chè càng đặc thì sữa tiết càng nhiều. Tuy nhiên vì mới uống chưa quen nên vị hơi đắng, các chị uống pha loãng cho quen dần. Không nhất thiết phải uống hết 2lít/ngày, tùy thuộc vào mức độ dùng mà điều chỉnh lượng nước và chè cho phù hợp.
* Lưu ý chị em
- Chị em phụ nữ sau khi sinh tốt nhất nên uống khi nước còn nóng, vì vậy sau khi đun 15 phút cho nước vào phích, uống trong ngày thay nước lọc hoặc nấu đặc một chút rồi khi uống pha thêm nước nóng vào.
- Bã chè sau khi nấu lần 1 để ráo nước (có thể bảo quản bã chè trong tủ lạnh) rồi hôm sau đun lại lần hai. Chè vằng đun lại hai ba lần, uống vẫn đậm. Nếu thấy đặc quá hay loãng quá thì lần nấu sau các chị nên giảm hoặc tăng lượng chè cho phù hợp.
- Các chị có thể mua chè vằng ở các cửa hàng, nhà thuốc trên cả nước.
Chè vằng lợi sữa, giảm cân là những điều em đúc kết được từ lần đầu làm mẹ. Em muốn chia sẻ cùng các mẹ, biết đâu đấy nó lại giúp ích được cho các mẹ còn bỡ ngỡ khi lần đầu làm mẹ giống như em!

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Chè Vằng



CHÈ VẰNG
Folium Jasmini subtriplinervis

Tên khác: Chè cước man. Dây vàng.

Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume., họ Nhài (Oleaceae).

Mô tả: Là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.

Bộ phận dùng: Lá phơi hay sấy khô của cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve).

Phân bố:
Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.

Thu hái: Lá tươi về rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Flavonoid, coumarin...

Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu  viêm.

Công dụng: Kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, nhũ ung, phong thấp gây đau nhức xương, ghẻ lở, chốc đầu, hoàng đản.

Cách dùng, liều lượng:
Lá phơi khô pha nước uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Chữa rắn cắn. Lá giã nát hoặc giã với cồn 900 đắp vào nơi áp xe. Ngày dùng 20 - 30 g dược liệu khô, dùng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc làm nước tắm lượng thích hợp.

Chú ý: Cây Chè vằng có một số đặc điểm giống cây Lá ngón cần chú ý tránh nhầm lẫn khi thu hái.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây chè vằng


Chè vằng có hai loại: loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu. Riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc.
Cây mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.
Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là  cành lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Dược liệu có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.
Dùng riêng: Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 - 30g.
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây chè vằng:
Chữa đau bụng kinh, bế kinh: cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 - 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 - 2g với nước ấm.
Chữa áp-xe vú: chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.
Chữa bệnh răng miệng: dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/2131527467-1-99-tm60.jpeg
Dùng phối hợp: chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa kinh nguyệt không đều: chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chú ý: Ở một vài nơi miền núi, nhân dân đi lấy chè vằng về để làm thuốc, đã hái nhầm phải lá ngón là một cây rất độc và dùng bị ngộ độc chết người, vì chè vằng và lá ngón giống nhau về hình thái. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại chè này.
Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và lá ngón để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn:
Chè vằng: cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu; cụm hoa dạng chùy; hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen.
Lá ngón: cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng; quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu.
Viet Bao.vn (Theo SK&ĐS

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Chè vằng vị thuốc thường ngày


Ngoài chè xanh, chè vối truyền thống, vào mùa hè, người dân miền trung, đặc biệt vùng Nghệ An, Hà Tĩnh còn hay uống chè vằng
Cây chè vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh, nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây chè vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh. 
 Ðể lấy được một gánh chè vằng, người dân các huyện Can Lộc, Ðức Thọ, Nghi Xuân... thường dậy từ ba giờ sáng và mất trọn một ngày. Cây chè vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7 - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần. Cách nấu như nấu nước chè xanh, nhưng khác với chè xanh là được nước, không thiu. Chè vằng đun lại ba lần, uống vẫn đậm, không mang tiếng vô duyên như chè xanh - "chè hâm lại, gái ngủ trưa". Nước chè vằng thoạt uống có vị đắng, sau thấm ngọt. Trong nắng lửa miền trung, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước chè vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái. 
Cây chè vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành. Chè vằng lại rất rẻ. Nhà nào người đông, uống chè vằng thường xuyên thì mỗi tháng chỉ hết khoảng mươi nghìn. Nhiều gia đình ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè. Ngày nay, chè vằng được chế biến thành những túi lọc nhỏ và đóng hộp, rất tiện lợi cho người sử dụng. Nhờ đó, chè vằng cũng dễ dàng đến được nhiều miền quê khác.
Cây Chè Vằng
Danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài Oleaceae, còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn, đặc biệt nhiều ở vùng đồi núi cao, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.
Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây Chè Vằng với một liều lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng tròng trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó. Người ta cũng hy vọng rằng cây Chè Vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.
Từ lâu, nhân dân ta đã biết được tác dụng của lá Vằng và đã hái lá phơi khô sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Theo kinh nghiệm Dân gian ở một số vùng, lá vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm mịn tóc và chữa được nấm tóc.
Có một số vùng người ta đã sử dụng lá vằng làm nước uống hằng ngày cho gia đình mình nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon. Một phần đây là loại thực phẩm bổ đắng uống ngon, với mùi thơm và vị đắng nhưng lại ngọt đặc trưng phù hợp với sở thích đa số người dân nông thôn và sẵn có ở một số địa phương nên rất kinh tế khi sử dụng.
    Chè vằng – cây thuốc quý dành cho phụ nữ.
Theo các thầy thuốc, lá chè vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương và không độc. Đặc biệt, chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương…
Chè vằng có hai loại: loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu. Riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc.
Cây mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.
Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là cành lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Dược liệu có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.
    Chữa bệnh bằng chè vằng.
- Dùng riêng:
Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 – 30g.
Chữa áp-xe vú:
Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.
Chữa kinh nguyệt không đều:
Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa đau bụng kinh, bế kinh:
Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 – 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 – 2g với nước ấm.
Chữa bệnh răng miệng:
Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.
- Dùng phối hợp:
Chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chú ý:
Ở một vài nơi miền núi, nhân dân đi lấy chè vằng về để làm thuốc, đã hái nhầm phải lá ngón là một cây rất độc và dùng bị ngộ độc chết người, vì chè vằng và lá ngón giống nhau về hình thái. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại chè này.
Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và cây ngón (cây lá ngón)  để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn:
* Cây ngón:
Cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng; quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu.

Cây lá ngón
cay chè vằng 2
CÂY NGÓN (cây lá ngón)CÂY CHÈ VẰNG
* Chè vằng:
Cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu; cụm hoa dạng chùy; hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen. Dây cẩm văn" thực ra là một tên gọi khác của cây "chè vằng", cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như "chè cước man", "cây dâm trắng", "dây vắng", "mổ sẻ", "dây vàng trắng", "bạch hoa trà", "giả tố hinh", tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là "dây"). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai. Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.
Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây "lá ngón" - một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là "đoạn trường thảo" vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, ... Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín.
    Tác dụng của lá chè vằng:
- Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.
- Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.
- Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).
Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không?
Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm "béo bụng" ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.
Ths. Bs Lâm Văn Tiên
Sưu tầm

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Lợi ích khi uống Trà Vằng

Chè vằng còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume. Thuộc họ nhài Oleaceae. Chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng chia thành từng đốt, đường kính 5-6 mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5 m và vươn dài tới 15-20 m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng.


Cây chè vằng hiện nay mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam, đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo vừa dai. Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ. Dùng tươi hay phơi khô để dành. Nhân dân nhiều tỉnh dùng lá vằng phơi khô nấu hay pha nước uống hàng ngày hay cho phụ nữ sau khi sinh uống. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, nhân dân dùng lá chữa sưng vú, cho phụ nữ mới sinh uống, còn dùng chữa rắn cắn, rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hàng ngày: 20-30 g lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng. Kinh nghiệm dùng lá chè vằng của bệnh viện Thái Bình: Dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50 độ rồi đắp vào nơi áp xe. Ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng hay nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn, trung bình 1,5 đến 2 ngày. Bệnh nhân điều trị bằng chè vằng thường hết sốt sau 2 giờ dùng thuốc, sau khi khỏi bệnh, công thức và số lượng bạch cầu trở lại bình thường, sữa cũng trở lại bình thường.

Chè Vằng - Đồ uống Lợi sữa cho các mẹ sau khi sinh em bé


Giới thiệu qua với các mẹ về cây chè Vằng nhé:


Cây chè vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh, nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây chè Vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh. và không chịu t ác động của con người như bón phân, phun thuốc.

Cây chè Vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7cm - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần. Cách nấu như nấu nước chè xanh, nhưng khác với chè xanh là được nước, không thiu. Chè Vằng đun lại ba lần, uống vẫn đậm, không mang tiếng vô duyên như chè xanh - "chè hâm lại, gái ngủ trưa". Nước chè Vằng thoạt uống có vị đắng, sau thấm ngọt. Trong nắng lửa miền trung, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước chè Vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái.

Cây chè Vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành giúp cho người mẹ thêm nhiều sữa. Nhiều gia đình ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè và giữ ấm cho mùa đông giá lạnh.


Công dụng: 


Là thuốc bổ dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, lợi sữa , trị nhiễm khuẩn sau sinh

- Giảm mỡ bụng cực hiệu quả....


- Trị viêm tử cung, viêm tuyến sữa, thấp khớp, nhức xương
- Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chè vằng được sử dụng dưới dạng đồ uống có tác dụng giải nhiệt, giải khát bổ gan, lợi mật, tiêu giảm mỡ bụng, kích thích tiêu hoá, tăng cường tuần hoàn máu, có thể dùng để tắm cho trẻ phòng được các bệnh ngoài da.